Bài đăng

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

Hình ảnh
Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hội Hàn lâm Nhi khoa ở Baltimore-Mỹ và được công bố trên trang web Eurekarlet cho thấy những trẻ sơ sinh đẻ non trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ có ít nhất 50% sữa mẹ sẽ giúp não phát triển tốt hơn so với trẻ đẻ non khác. Các nhà nghiên cứu của Đại học Washington-Mỹ đã theo dõi 77 trẻ đẻ non trong năm đầu tiên của trẻ để theo dõi trẻ phát triển như thế nào nhất là phát triển vận động, nhận thức, giao tiếp thông qua chụp IRM não (Imagerie par résonance magnétique- kỹ thuật chụp cộng hưởng từ ). Các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích xem sữa mẹ có hay không đến sự phát triển não bộ của trẻ. Họ đã nhận thấy rằng ở những trẻ đẻ non mà trong khẩu phần ăn hàng ngày có ít nhất 50% sữa mẹ có sự phát triển mô não, vỏ não hơn những trẻ đẻ non ít hoặc không bú sữa mẹ nếu so sánh cùng lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sữa mẹ góp phần cải thiện chức năng nhận thức nhờ vào sự phát triển của não bộ. Theo Cynthia Rogers Giáo sư v

Ối nhiều tốt hay xấu?

Hình ảnh
Trên đời này, cái gì “quá” đều không tốt! Ví dụ, trở lại câu chuyện nước ối, kỳ trước trên SK&ĐS số 113 ra ngày 15/7/2016 bạn đã đọc bài “Băn khoăn... ối ít” rồi và đã hiểu, còn lỡ quá nhiều thì sao?... Khi thể tích nước ối trên 2.000ml, bạn được xếp vào hàng “khá giả” - dư ối, hạn hữu, trên 3.000ml, bạn được gọi là “khá bất thường” - đa ối. Cứ 1.000 bà mẹ mang thai, có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, có 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người (tại con số thống kê nó vậy chứ không có tình trạng 1 người mà nửa bình thường - nửa bất thường nhá) tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều (mức độ nặng). Nước ối từ đâu mà ra? Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành từ da thai nhi và một phần từ máu mẹ. Nguồn quan trọng hơn là từ chính em bé, khoảng sau tuần thứ 20 trở đi. Lúc này, bé biết nuốt, biết đi tiểu và những hoạt động này giúp điều hòa nước ối. Nghe ghê thiệt, vừa tự tiểu, vừa tự uống trong một cái “bể bơi cá nhân” - nhưng không sao đâu, tại cái bể này được bao bọc

Ung thư cổ tử cung

Hình ảnh
Ung thư cổ tử cung (UTCTC)được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn ung thư cổ tử cung lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể. Nếu được điều trị, tỷ lệ sống trên 5 năm của UTCTC là 92% cho các giai đoạn sớm nhất, từ 80% đến 90% cho ung thư giai đoạn 1, và 50% đến 65% cho giai đoạn 2. Chỉ có 25% đến 35% phụ nữ ở giai đoạn 3 và ít hơn 15% với ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 còn sống sau 5 năm. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) là nguyên nhân chính gây bệnh UTCTC. Bệnh không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 - 15 năm. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa ung thư cổ tử

Những điều cần biết trước khi đi khám phụ khoa

Hình ảnh
1. Khám phụ khoa lần đầu tiên Thông thường, bạn sẽ được khuyên khám phụ khoa khi bước sang tuổi 21, thậm chí khi đó bạn chưa có quan hệ tình dục. Việc này giúp sàng sọc các bệnh phụ khoa. Việc kiểm tra có thể cần thực hiện sớm hơn nếu bạn bị đau vùng chậu, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài, mất kinh, ngứa hoặc cảm giác nóng rát âm đạo hoặc ra khí hư có mùi. 2. Kiểm tra trong thời kỳ kinh nguyệt Nếu lần hẹn khám phụ khoa trùng với thời gian đèn đỏ của bạn, hãy sắp xếp lại lịch. Bạn có thể thấy việc đi khám mất vệ sinh và không thoải mái. Khám phụ khoa vào kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung không chính xác. Nhưng nếu bạn đang điều trị IVF (thụ tinh tinh trong ống nghiệm), siêu âm qua đường âm đạo, có thể được khuyến nghị vào ngày thứ 3 của kỳ kinh nguyệt để đánh giá buồng trứng và tử cung. 3. Giữ âm đạo sạch sẽ Bạn không cần phải cạo hoặc tẩy lông khu vực âm đạo trước khi khám phụ khoa nhưng cần giữ vệ sinh sạch sẽ. 4. Chuẩn bị Liệt kê tất cả những l

Chưa lấy chồng có nên đặt thuốc âm đạo?

Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyenvan1993@gmail.com) Nấm Candida albican (còn gọi nấm men) luôn luôn hiện diện trong âm đạo với một số lượng nhỏ và bị lấn át bởi vi khuẩn có lợi của âm đạo (Lactobacillus), nhưng khi tăng sinh quá mức sẽ trở nên gây bệnh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ đang tuổi sinh đẻ, dưới sự tác động của oestrogen làm thay đổi các điều kiện của âm đạo, hoặc phụ nữ mang thai (thường là 3 tháng cuối thai kỳ), người mắc bệnh đái tháo đường, điều trị bằng một số loại thuốc (kháng sinh), hoặc dùng viên thuốc ngừa thai; sử dụng quá nhiều xà phòng axit, hoặc sự xuất hiện của yếu tố bên ngoài như độ ẩm quá mức; cách vệ sinh không đúng làm lây nấm từ hậu môn sang âm đạo. Việc xác định nhiễm nấm không khó, chỉ cần soi tươi dịch âm đạo trên kính hiển vi sẽ thấy các sợi nấm. Trường hợp của em nếu không muốn đặt thuốc chống nấm qua đường âm đạo (vì lý do chưa có chồng), em có thể rửa sạch vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Bà bầu: Cảnh giác thừa canxi, nếu bổ sung không đúng

Hình ảnh
Tôi đang mang thai tháng thứ 6. Tôi rất muốn bổ sung canxi để cho con sau này được cao lớn và mẹ không bị loãng xương. Ngoài việc uống thuốc bổ sung canxi tôi còn dùng thêm sữa, bánh quy (có tăng cường canxi). Vậy tôi dùng như vậy có sợ thừa canxi không? Nguyễn Thị Thúy (Lạng Sơn) Trong thời gian mang thai, nhu cầu canxi của người mẹ tăng cao, vì vậy bà bầu cần chú ý bổ sung canxi cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung canxi. Nhu cầu canxi ở thai phụ tăng lên theo thời gian, quý I khoảng 800mg/ngày, quý II của thai kỳ khoảng 1.000mg, quý III là 1.500mg do hệ xương của bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần. Chị đang ở quý II của thai kỳ nên cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Song việc bổ sung canxi cần theo chỉ định của bác sĩ và được bác sĩ theo dõi trong suốt thai kỳ, không tự ý bổ sung bằng thuốc có chứa canxi, lợi bất cập hại. Ngoài ra,

Chị em vệ sinh ngay sau khi `yêu` rất dễ nhiễm trùng đường tiểu

Hình ảnh
Quan hệ tình dục Nhiều phụ nữ có thể bị UTI sau khi quan hệ tình dục vì hoạt động này có thể mang vi khuẩn từ ruột hoặc âm đạo tới niệu đạo. Để giảm nguy cơ bị UTI, hãy đi tiểu trong vòng 30 phút sau khi quan hệ. Các chuyên gia cũng cho rằng không nên làm theo lời khuyên phổ biến rằng phụ nữ nên vệ sinh vùng kín ngay trước và sau khi quan hệ. Điều này trên thực tế sẽ làm thay đổi quần thể vi khuẩn và làm tăng nguy cơ UTI. Táo bón Táo bón có thể khiến việc làm rỗng bàng quang trở nên khó khăn, nghĩa là vi khuẩn mắc kẹt ở đó lâu hơn và có thể gây nhiễm trùng. Ngược lại, tiêu chảy cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc UTI vì vi khuẩn từ phân lỏng có thể dễ xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh, cần lau từ trước ra sau, nhất là sau khi đi đại tiện. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát Khi đường huyết tăng cao, đường dư thừa bị đào thải qua nước tiểu. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển quá mức và tạo ra một tình huống bất lợi cho bạn. Nhịn tiểu Nhịn t